Đặt cọc là gì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe thấy. Cái cụm từ nghe có vẻ dễ nhưng để hiểu rõ về nó thì cũng không phải quá dễ dàng. Nếu như bạn cũng mong muốn được hiểu chi tiết hơn về đặt cọc thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của tropicgarden.
Những thông tin cơ bản về đặt cọc
Thực sự trong cuộc sống ngày ngay cụm từ đặt cọc gắn liền với mọi người. Việc hiểu rõ đặt cọc là gì giúp bạn dễ dàng có những mối giao dịch dễ dàng và thuận lợi. Những thông tin sau đây tin chắc rằng sẽ giúp ích cho bạn cực kỳ nhiều.
Đặt cọc là gì?
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc các vật có giá trị nào đó. Vật giá trị đó chẳng hạn như kim khí quý, đá quý… Thời gian sẽ trong một khoảng nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, đặt cọc chính là sự thỏa thuận giữa các bên. Một bên sẽ giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định. Mục đích nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ hoặc đã giao kết một hợp đồng. Bắt buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung như đã cam kết.
Nội dung của đặt cọc là gì?
Một vài nội dung sau đây được nêu ra để giúp cho những bạn chưa hiểu rõ nội dung của đặt cọc là gì được cập nhật tin tức chính xác nhất.
Trong trường hợp các bên đã thực hiện mục đích đặt cọc. Thì bên nhận cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc (thường được gọi chung là hoàn cọc). Nếu như bên đặt cọc là nên có nghĩa vụ trả tiền thì tài sản đặt cọc được coi là khoản tiền thanh toán trước.
Còn nếu như bên đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết đó. Thì buộc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản.
Bởi vậy việc xử lý tài sản đặt cọc chỉ áp dụng nếu có một trong hai bên không thực hiện các điều khoản đã cam kết. Điều đó có nghĩa là nếu có một bên thực hiện không đúng thì tài sản đặt cọc đương nhiên không thuộc về bên bị vi phạm. Nó có thể dùng thanh toán nghĩa vụ còn lại do thực hiện không đúng.
Đặc điểm của đặt cọc là gì?
Sau khi đã hiểu rõ đặt cọc là gì. Thì dưới đây là một trong những đặc điểm nổi trội mà chúng tôi thông tin đến bạn:
Đầu tiên đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc vật có tính thanh toán cao. Đối tượng của đặt cọc tiền vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Thế nên việc đặt cọc phải lập thành văn bản. Và số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc phải được xác định rõ.
Trong biện pháp đặt cọc, tùy thỏa thuận mà bên nào đó sẽ là bên nhận cọc hoặc bên cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc vật có giá trị của mình để giao cho bên kia giữ. Và bên nhận đặt cọc sẽ là bên nhận tiền hoặc tài sản đó.
Mục đích của biện pháp đặt cọc là đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng. Cũng có thể nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc cả hai. Bạn có thể tránh được sự bội tín trong giao kết hợp đồng.
Chủ thể và đối tượng của đặt cọc là gì?
Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên là bên nhận và bên đặt cọc. Thông thường bên nào nắm giữ phần tài sản có sẵn như nhà để bán hoặc cho thuê. Hoặc là bên nào bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc hơn để tạo ra sản phẩm nhất định nào đó thì là bên nhận đặt cọc.
Đặt cọc là hợp đồng thực tế. Có thể nói cách khác hợp đồng đặt cọc chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên đã chuyển giao cho nhau tài sản đặt cọc.
Đối tượng đặt cọc là tài sản mang tính thanh toán cao. Nếu như tài sản cầm cố, thế chấp đó là bất kỳ tài sản nào đáp ứng được yêu cầu quy định. Thì tài sản đặt cọc đó chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp. Thế nên các tài sản như quyền tài sản, bất động sản không trở thành đối tượng của đặt cọc.
Vi phạm hợp đồng đặt cọc thì mức phạt ra sao?
Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi từ chối thỏa thuận. Điều này được gọi tắt là phạt cọc. Như vậy có nghĩa nếu một trong 2 hai bên vi phạm hợp đồng thì số tiền cọc đó có thể dùng làm tiền phạt. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự hợp lý của hai bên.
Còn quy định theo mức phạt khi từ chối giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao nhận, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận. Trừ một số trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản cọc. Và có thể phải trả thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Nếu như hai đội có thỏa thuận nào khác, còn không thì phải thực hiện đúng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặt cọc là gì. Hy vọng những kiến thức chia sẻ đó bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đặt cọc và một vài nội dung xoay quanh vấn đề đó. Mong rằng thông tin được cung cấp ấy thực sự hữu ích với các bạn và có thể áp dụng vào một phần cuộc sống.
Xem chi tiết tại: https://newrealestate.com.vn/dat-coc-la-gi/