Trang Chủ » Blog » Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng là gì?

Những thông tin về tư pháp, pháp luật luôn đặc biệt được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ đời sống ngày càng hiện đại – văn minh, và con người đang hướng đến lối sống tuân theo hiến pháp – pháp luật. Chính vì vậy, một trong những hoạt động tư pháp phổ biến chính là công chứng vi bằng. Vậy nhưng có bao giờ bạn thắc mắc công chứng vi bằng là gì hay chưa? Để giải thích về khái niệm này, hãy cùng tropicgarden tìm hiểu ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Công chứng vi bằng là gì
Bạn đang thắc mắc công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng được hiểu là gì?

Nếu làm việc trong lĩnh vực tư pháp, hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ vi bằng hay hoạt động công chứng vi bằng. Tuy nhiên, không phải mọi công dân đều được phổ cập kiến thức này. Trên thực tế, có nhiều người không nắm rõ hoặc hiểu sai ý nghĩa của chúng. Từ đó, dễ dẫn tới việc không đáp ứng được yêu cầu của công chứng, làm tốn thời gian, công sức. Để hiểu rõ về công chứng vi bằng là gì, trước tiên hãy làm rõ khái niệm về vi bằng.

Theo đó, vi bằng là loại văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi đã xảy ra, có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập dựa theo yêu cầu của cá nhân, hay các cơ quan, tổ chức theo đúng mẫu quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 8.1.2020. Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thông tin đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

  • Vi bằng có giá trị được xem như chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
  • Việc thực hiện lập vi bằng là căn cứ để giao dịch hợp pháp được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Giá trị pháp lý của hoạt động công chứng vi bằng là gì?

Khi tìm hiểu về khái niệm công chứng vi bằng là gì. Dễ dàng nhận thấy đây là hoạt động pháp lý vô cùng quan trọng. Chúng đồng thời cũng rất phổ biến trong đời sống xã hội hiện tại – nơi mà hàng ngày, hàng giờ có tới hàng triệu giao dịch được thực hiện.

Với những giá trị pháp lý quan trọng như vậy. Rõ ràng công chứng vi bằng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là các giấy tờ ghi lại toàn bộ sự kiện, hành vi hay quá trình trao đổi tiền bạc, giấy tờ buôn bán giữa hai bên được công nhận bởi cơ quan nhà nước. Hoạt động công chứng này sẽ là chứng cứ quan trọng, sử dụng để giải quyết trong những trường hợp tranh chấp tài sản.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay các giấy tờ, văn bản hành chính khác. Ngoài ra, giá trị bằng chứng của các vi bằng chỉ có giá trị xác thực chứ không phải thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản. (Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại). Tóm lại, hoạt động công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng cứ.

Công chứng vi bằng là gì
Thủ tục công chứng vi bằng là gì?

Quy trình công chứng vi bằng hiện nay như thế nào?

Khái niệm về công chứng vi bằng là gì sẽ được làm rõ bởi quá trình thực hiện. Đây là trình tự tư pháp rất thường gặp với 04 bước bao gồm:

Bước 1: Công dân khi có nhu cầu công chứng vi bằng sẽ tới các văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng. Tại đây, các nhân viên công chứng sẽ dành cho bạn các tư vấn chi tiết để tạo lập vi bằng với đầy đủ thông tin vào mẫu yêu cầu.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng được thực hiện giữa 2 bên. Khách hàng cần cung cấp đầy đủ các thông tin, địa điểm, ngày giờ,… cho bên Thừa phát lại. Chứng từ này sau đó sẽ được làm 02 bản và mỗi bên sẽ giữ một bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng dưới sự chứng kiến của thừa phát lại. Và mọi đối tượng tham gia công chứng vi bằng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chân thực của hoạt động này. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại cũng có thể mời thêm người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Khi lập vi bằng công chứng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho cả 02 bên về giá trị pháp lý của vi bằng. Vi bằng cũng cần phải được thừa phát lại bằng việc ký vào từng trang, có đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại. Đồng thời cần được ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng và chia ra làm 03 bản bao gồm:

  • 01 bản sử dụng cho các hoạt động tại Sở Tư Pháp khi có yêu cầu.
  • 01 bản dành cho người yêu cầu công chứng.
  • 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại lưu trữ.

Bước 4: Thanh toán chi phí công chứng vi bằng tại văn phòng Thừa phát lại.

Công chứng vi bằng là gì
Văn phòng công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng tốn bao nhiêu tiền?

Thông tin về công chứng vi bằng là gì cũng thường đi cùng các chỉ mục về chi phí dịch vụ tư pháp này.

Mặc dù hiện nay, không có một bảng giá cố định cho hoạt động công chứng vi bằng. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT- BTP- TANDTC- VKSNDTC- BTC. Chí lập của hoạt động công chứng vi bằng hiện nay đều được công khai niêm yết theo khung giá chung. Trong đó, có làm rõ mức thu tối đa hay mức tối thiểu, nguyên tắc tính chi phí dịch vụ.

Trên cơ sở khung giá đã được mặc định này,  người yêu cầu công chứng vi bằng cũng như đơn vị Văn phòng Thừa phát lại có thể tiếp tục thỏa thuận về chi phí thực hiện tùy theo từng tình huống cần công chứng. Chúng có thể bao gồm thêm các khoản phát sinh như: Chi phí đi lại; chi phí cho người làm chứng,…

Có thể nói, hoạt động công chứng vi bằng rất thường gặp trong đời sống hiện nay. Chúng mang tính pháp lý cao, giúp các giấy tờ, văn bản giao dịch có hiệu lực hoàn thiện trước pháp luật. Vì vậy, việc tìm hiểu công chứng vi bằng là gì là vô cùng cần thiết. Hãy nắm bắt đầy đủ các thông tin này và ứng dụng chúng tốt nhất, hiệu quả nhất khi đi công chứng bạn nhé!

Xem chi tiết tại: https://newrealestate.com.vn/cong-chung-vi-bang-la-gi/

Bài viết liên quan